Chatbot là gì? Ưu và nhược điểm của Chatbot.

Published on by Marketing ToB

Cá nhân tôi nghĩ người dân Việt Nam thích Cô nhân viên tư vấn chân dài hơn. Riêng tôi, thì tôi vẫn thích khi bắt đầu một cuộc hội thoại thì đầu Facebook bên kia có một câu chào thân mật dạng như: Em chào anh, em là Ngọc Trinh. Không biết em có thể giúp gì cho anh không ạ?. Rồi tiếp theo là những câu tư vấn phù hợp với tâm trạng và nhu cầu cần tư vấn của tôi ngay lúc đó hơn là những kịch bản rập khuôn mười người như một. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là suy nghĩ của riêng cá nhân tôi mà thôi. Trong bài viết này, tôi sẽ đào sâu những ưu và nhược điểm của Chatbot, cũng như giới thiệu đến bạn một con Bot khá là thông minh, không chỉ chủ doanh nghiệp mà chính khách hàng cũng có thể đào tạo trí tuệ cho nó.
Nhưng trước tiên, Chatbot là gì?
Quá dễ để bạn có thể tìm định nghĩa của Chatbot trên kênh tìm kiếm Google, nên phần này tôi sẽ đi nhanh.


Chatbot hay Cô nhân viên tư vấn chân dài?
Câu trả lời cho câu hỏi này nó tùy thuộc vào “cơ địa” doanh nghiệp của bạn cũng như đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.

1. Chatbot giúp tiết kiệm thời gian
Một nhân viên tư vấn có thể mất từ, 3 – 15s để tư vấn một câu hỏi nào đó của khách, đó là chưa kể đến thời gian mà khách hàng phải chờ đợi để đến lược mình được tư vấn. Với một người 3 – 15s đó nó không nhiều lắm, nhưng cùng một lúc rất nhiều khách hàng nhắn tin cho Fanpage của bạn thì khoảng thời gian đó khá là đang kể. Chatbot ra đời để giải quyết vấn đề này khi mà thời gian phản hồi câu hỏi của khách dường như là ngay lập tức và 24/7. Điều này giúp khách hàng có một trải nghiệm mua hàng tuyệt vời hơn.

2. Chatbot giúp tiết kiệm chi phí
Điều này quá rõ ràng, Chatbot có thể tự động trả lời những câu hỏi của khách hàng thì cũng là lúc doanh nghiệp cắt giảm được phần nào chi phí cho nhân viên chăm sóc khách hàng trên Fanpage. Và tiết kiệm chi phí Remarketing mà tôi sẽ nhắc đến ở mục 5.

3. Chatbot giúp doanh nghiệp tạo phễu
Tùy vào từng chiến lược của mỗi doanh nghiệp mà con Bot có thể hỗ trợ tạo phễu thu thập thông tin khách hàng tiềm năng. Tôi ví dụ: Bạn kinh doanh mỹ phẩm. Nhưng khoan vội post quá nhiều bài viết bán hàng mà hãy post những bài viết đại loại như “Tặng quy trình chăm sóc da 7 ngày” và với điều kiện là khách hàng phải để lại Comment trên bài viết. Thì những người quan tâm đến chăm sóc da (đây chính là khách hàng tiềm năng của bạn) sẽ vào Comment ở bài viết. Lúc này, con Bot sẽ Repply Comment cũng như gửi tin nhắn tự động ngay lập tức đến với khách hàng đã Comment mà không cần bạn phải cất công Repply comment hay nhắn tin cho từng người. Chưa hết, nếu bạn xây dựng được một kịch bản tốt cho con Bot, nó còn giúp bạn Viral (lan truyền) bài viết nhiều hơn nữa.

4. Chatbot sẽ nhàm chán?
Ngày nào cũng một kịch bản nhắn tin với khách hàng, 10 người như 1. Thì chắc hẳn khách hàng sẽ nhàm chán với việc nhắn tin cho Fanpage. Giải pháp cho vấn đề này chính là doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sao cho trung hòa được cả sử dụng nhân sự tư vấn và sử dụng Chatbot một cách hiệu quả. Cụ thể hơn, doanh nghiệp nên xây dựng những kịch bản để con Bot có thể trả lời những câu hỏi cơ bản nhất của khách hàng và phải dừng lại đúng lúc – đặt nút “Gặp nhân viên tư vấn” để nhân viên tư vấn có thể vào nhắn tin với khách hàng để tư vấn chuyên sâu phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Điều này vừa giúp doanh nghiệp tăng trải nghiệm người dùng vừa khách hàng có cảm giác được chăm sóc đặc biệt.

5. Chatbot giúp tỉ lệ Remarketing cao hơn E-mail?
Một thông kê cho rằng tỉ lệ người mở tin nhắn mà tôi đã từng đọc ở đâu đó của Chatbot là 70 – 90%, còn tỉ lệ mở E-mail Marketing là 28 – 48%. Tỉ lệ này thật sự quá chênh lệch và rất tốt cho doanh nghiệp khi sử dụng Chatbot để Remaketing. Những con Bot này còn có chức năng gửi tin nhắn giới thiệu sản phẩm hoặc Event tặng quà đến những khách hàng có đặc điểm cụ thể như: Nam và có sinh nhật hôm nay. Đây là một đặc điểm nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng  của bạn.


Giới thiệu đến bạn con Bot khá thông minh
Như đã đề cập ở phần mở đầu, phần này tôi sẽ giới thiệu đến bạn một con Bot khá là thông minh của nước ngoài (Bạn có thể trải nghiệm tại: Đây – bằng tiếng Anh nhé). Con Bot này có tên là Pandorabots – một nền tảng công nghệ của nước ngoài, nó cho phép doanh nghiệp đào tạo con Bot và ngay cả khách hàng cũng có thể dạy cho nó thông minh lên. Nếu bạn thuộc lứa tuổi 8x – 9x, có thể bạn đã biết đến một ứng dụng trên Smartphone có tên là Simsimi. Con Bot này nó cũng thông minh tựa tựa như vậy nhưng được tích hợp trên Facebook Messenger, chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời và có thể xây dựng được chiến lược Marketing Online với con Bot thú vị này.

Bài viết được viết trên quan điểm của cá nhân và vẫn còn nhiều thiếu sót. Hi vọng sẽ nhận được nhiều phản hồi, góp ý của quý bạn đọc tại phần liên hệ của Website. Đồng thời, ToB Marketing cũng hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược với Chatbot.

Bao Hoang – ToB Marketing

Published on chatbot, marketing online

To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post